Tổng thống Ukraine Zelensky nhấn mạnh: “Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là đưa ra một kế hoạch chấm dứt xung đột được phần lớn thế giới ủng hộ. Đây là con đường ngoại giao mà chúng tôi đang thực hiện. Chúng tôi cũng sẽ vạch ra tất cả các điểm khác của công thức hòa bình và chuẩn bị một kế hoạch toàn diện để đưa ra thảo luận trước các đối tác.”

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky cùng muốn hòa đàm nhưng mỗi người lại đưa ra những điều kiện tiên quyết riêng khó dung hòa với nhau. Ảnh: AP.

Phát biểu của Tổng thống Ukraine trong cuộc họp báo ở thủ đô Kiev, sau cuộc gặp Tổng thống Slovenia vào thời điểm gần 2 tuần sau khi Tổng thống Vladimir Putin, cũng để ngỏ khả năng đàm phán với Ukraine. Tuyên bố yêu cầu phải đảm bảo độ tin cậy của bất kỳ cuộc đàm phán nào: “Trên cơ sở các thỏa thuận đã đạt được trong các cuộc đàm phán khó khăn trong đó có đàm phán hòa bình Ukraine ở Istanbul và Minsk, chúng tôi sẵn sàng tiếp tục đối thoại với phía Ukraine. Chúng tôi luôn sẵn sàng đàm phán với phía Ukraine, tùy vào tình hình thực tế và điều kiện của chúng tôi".

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, mặc dù cùng đưa ra tuyên bố sẵn sàng đàm phán, nhưng 2 bên đều đưa ra những điều kiện tiên quyết mang tính trở ngại khó giải quyết. Vào cuối năm 2022, Tổng thống Zelensky đã đưa ra công thức hòa bình gồm 10 điểm để đi đến chấm dứt xung đột với Nga.

Trong số các điểm của công thức hòa bình này có yêu cầu Nga rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine và bồi thường chiến tranh cho nước này. Nga đã bác bỏ và xem các điều kiện này của Ukraine là phi thực tế.

Giới chức Nga nhiều lần tuyên bố luôn để ngỏ đàm phán với Ukraine để chấm dứt xung đột, nhưng với điều kiện phải dựa trên tình hình thực tế, xét đến các lợi ích an ninh của Nga. Ngày 13/6 vừa qua, Tổng thống Putin cũng đã đưa ra một đề xuất hòa bình mới nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine, trong đó có việc công nhận bán đảo Crimea, "Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk" tự xưng là các khu vực của Nga và việc Ukraine duy trì tình trạng không liên kết và phi hạt nhân. Tuy nhiên, đề xuất này của Nga cũng bị Ukraine bác bỏ.

Chính vì vậy, nếu cả 2 bên đều giữ lập trường quan điểm về đàm phán như từ trước đến nay thì dù là có tuyên bố bao nhiêu kế hoạch đàm phán cũng khó có thể tìm được tiếng nói chung. Đó còn chưa kể đến nỗ lực của các bên liên quan khác trong cuộc xung đột này như Mỹ hay các nước trong Liên minh châu Âu.